Khi chọn mua vật liệu kim loại cho sản xuất hay xây dựng, nhiều người thường phân vân giữa thép không gỉ và inox. Có người cho rằng hai khái niệm này giống nhau, có người lại nghĩ chúng hoàn toàn khác biệt. Vậy sự thật là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau, cách phân biệt, lưu ý khi lựa chọn thép không gỉ đúng chuẩn, phù hợp với mục đích sử dụng.
Thép không gỉ và inox khác nhau như thế nào?
Thép không gỉ và inox là hai thuật ngữ quen thuộc trong ngành vật liệu, thường được sử dụng song song để chỉ một loại hợp kim có khả năng chống gỉ sét cao. Mặc dù nhiều người vẫn cho rằng đây là hai loại vật liệu khác nhau, nhưng trên thực tế, chúng là cùng một loại - chỉ khác nhau về cách gọi.
Về mặt khoa học, “thép không gỉ” là cách gọi chính xác hơn, dựa trên đặc tính chống ăn mòn tự nhiên của vật liệu. Sở dĩ thép không gỉ có khả năng chống gỉ sét là nhờ vào hàm lượng crom (Cr) tối thiểu 10,5%. Crom sẽ phản ứng với oxy trong không khí để tạo ra một lớp màng oxit crôm cực mỏng nhưng bền vững, có khả năng tự phục hồi khi bị trầy xước nhẹ, giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa và bảo vệ bề mặt vật liệu khỏi môi trường xung quanh.
Còn “inox” là cách gọi phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là tại Việt Nam, xuất phát từ từ tiếng Pháp “inoxydable”, có nghĩa là “không thể bị oxy hóa”. Tên gọi này nhấn mạnh trực tiếp vào đặc tính nổi bật nhất của vật liệu - khả năng không bị gỉ.
Cả thép không gỉ và inox đều là hợp kim trên nền sắt (Fe), có thể chứa thêm các nguyên tố như:
- Crom (Cr): Yếu tố quyết định khả năng chống gỉ.
- Niken (Ni): Giúp tăng độ dẻo và chống ăn mòn.
- Molypden (Mo), mangan (Mn), silic (Si), carbon (C),... - Điều chỉnh tính chất cơ lý.
Tùy vào tỷ lệ của các thành phần này, thép không gỉ/inox được chia thành nhiều loại khác nhau như inox 201, 304, 316, 430, mỗi loại có những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt phù hợp với từng mục đích sử dụng.
>>> Xem thêm: Các loại mẫu thép không gỉ dạng cuộn chất lượng cao, giá ưu đãi tại Inox Hải Phong
Thép không gỉ và inox 304 cái nào tốt hơn?
Khi so sánh thép không gỉ và inox 304, điều quan trọng cần hiểu là inox 304 là một loại cụ thể trong nhóm thép không gỉ. Vì vậy, câu hỏi này thực chất là đang đặt dòng 304 cạnh các loại thép không gỉ khác như inox 201, 316, 430,... để xem đâu là lựa chọn tốt hơn. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn:
Tiêu chí |
Thép không gỉ (chung) |
Inox 304 (cụ thể) |
Thành phần điển hình |
≥ 10.5% Cr, có thể thêm Ni, Mn, Mo… tùy loại |
Khoảng 18% Cr và 8% Ni - tỷ lệ tối ưu chống ăn mòn |
Khả năng chống ăn mòn |
Tùy loại - từ trung bình (201, 430) đến rất tốt (304, 316) |
Cao - chống ăn mòn tốt trong môi trường ẩm, thực phẩm, axit nhẹ |
Độ bền cơ học |
Khác nhau tùy mác thép |
Tốt, dễ gia công, uốn, cắt, hàn |
Khả năng nhiễm từ |
Có thể bị nhiễm từ nhẹ hoặc mạnh tùy loại |
Không nhiễm từ (phi từ tính) |
An toàn thực phẩm |
Không phải loại nào cũng đạt tiêu chuẩn |
Được công nhận an toàn khi dùng trong ngành thực phẩm và y tế |
Giá thành |
Dao động từ thấp (201, 430) đến cao (316) |
Tầm trung - cân bằng giữa chi phí và chất lượng |
Lưu ý quan trọng khi lựa chọn thép không gỉ
Khi chọn thép không gỉ/inox cho dự án hoặc sản phẩm, đừng chỉ nhìn vào giá cả mà hãy xét đến các yếu tố sau:
Xác định môi trường sử dụng
- Nếu dùng trong môi trường khô ráo, không tiếp xúc hóa chất: inox 201 hoặc 430 có thể đáp ứng.
- Nếu dùng trong môi trường ẩm, ăn mòn cao như biển, thực phẩm, hóa chất: nên chọn inox 304 hoặc 316 để đảm bảo độ bền và an toàn.
Yêu cầu về độ thẩm mỹ
- Các ứng dụng trang trí nội - ngoại thất, lan can, bảng hiệu… nên chọn inox bề mặt bóng, xước mờ hoặc mạ màu.
- Nếu yêu cầu cao về thẩm mỹ bền lâu, hãy ưu tiên inox 304 hoặc 316, vì dòng 201 dễ bị ố vàng theo thời gian.
Ngân sách
- Inox 201 và 430 có giá thành thấp hơn, phù hợp với ngân sách hạn chế.
- Inox 304 và 316 giá cao hơn nhưng tuổi thọ dài, ít bảo trì, phù hợp với đầu tư dài hạn.
Một số lưu ý khác bạn cần chú ý
- Xác minh thông số kỹ thuật và chứng chỉ chất lượng trước khi mua.
- Tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì rất dễ mua phải thép mạ thay vì thép không gỉ thật.
Cách nhận biết sản phẩm thép không gỉ chuẩn
Quan sát bằng mắt thường
- Inox thật có bề mặt sáng bóng, đồng đều, không bong tróc lớp mạ.
- Inox kém chất lượng hoặc thép thường chỉ được phủ lớp mạ niken, dễ bị ố vàng, phai màu.
Kiểm tra bằng nam châm
- Inox 304 và 316: không bị hút nam châm (hoặc hút rất nhẹ).
- Inox 201, 430: bị hút nam châm mạnh.
Lưu ý: phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, vì có loại inox bị nhiễm từ nhẹ hoặc gia công làm biến tính từ tính.
Xác minh nguồn gốc xuất xứ
- Hỏi rõ nhà cung cấp về xuất xứ thép (Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...), tiêu chuẩn áp dụng (ASTM, JIS...).
>>> Xem thêm: Các tiêu chuẩn ASTM thép không gỉ dạng cuộn cập nhật mới nhất
- Yêu cầu hóa đơn, CO - CQ hoặc tài liệu kỹ thuật đi kèm để chứng minh nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Mua thép không gỉ và inox ở đâu thì đảm bảo chất lượng?
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị cung cấp thép không gỉ và inox uy tín, chất lượng, thì Inox Hải Phong là cái tên đáng để tham khảo. Chúng tôi đã khẳng định được vị thế là đối tác tin cậy cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng, thiết bị công nghiệp, gia dụng.
Lý do nên chọn mua thép không gỉ và inox tại Inox Hải Phong:
- Chất lượng đảm bảo, có CO - CQ đầy đủ: mỗi lô hàng đều minh bạch về xuất xứ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
- Tư vấn tận tâm, đúng nhu cầu: đội ngũ có chuyên môn sẽ hỗ trợ bạn chọn đúng loại inox phù hợp với mục đích sử dụng và ngân sách.
- Giá cả cạnh tranh, giao hàng nhanh chóng: cam kết rõ ràng, không phát sinh chi phí bất ngờ, hỗ trợ giao hàng toàn quốc.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn góc nhìn rõ ràng, hữu ích trong quá trình lựa chọn inox và thép không gỉ.